Lý gia Thành tỷ phú Hồng kông khuyên bạn?

– Bất kể thu nhập hằng tháng của bạn là bao nhiêu, hãy chia nó thành năm khoản chi nhỏ khác nhau. Bạn có thể phân theo mức độ 30%, 20%, 15%, 10% và 25% theo từng mục đích dưới đây: 1. Khoản tiền đầu tiên: chi phí sinh hoạt Hãy sống đơn giản. Các bữa ăn trong ngày không cần quá cầu kỳ, chỉ cần đủ chất. Khi bạn vẫn còn trẻ, khỏe mạnh và thích ứng tốt, nạp vào cơ thể một lượng thức ăn vừa phải đã có thể đủ năng lượng làm việc trong một ngày dài. Không nên tốn quá nhiều tiền vào việc ăn uống linh đình, hội họp với bạn bè. Nên nhớ, ngoài ăn uống, bạn còn hóa đơn điện nước, điện thoại, dịch vụ khác… cần đến “sự góp mặt” của lương. Vì vậy, đây là khoản chi đầu tiên mà chúng ta cần lưu tâm nhất. 2. Khoản thứ hai: giao tiếp và mở rộng các mối quan hệ cá nhân Mỗi tháng, hãy mời khoảng hai người ra ngoài ăn trưa/tối. Nhưng, bạn chỉ nên mời những người thông minh, nhạy bén hơn, giàu có hơn bạn, hoặc đã giúp đỡ mình trong sự nghiệp. Hãy chắc chắn rằng họ luôn làm việc chăm chỉ và có cái nhìn bao quát hơn bạn về các vấn đề trong xã hội. Làm điều này mỗi tháng và sau một năm, “cổ tức” bạn nhận được đó là sức ảnh hưởng, danh tiếng sẽ lan rộng và phát triển nhanh chóng. 3. Khoản thứ ba: học hỏi Mỗi tháng hãy dành một số tiền để mua sách. Vì tiền luôn có giới hạn, nên bất cứ khi nào mua sách, hãy cố gắng đọc và “thẩm thấu” hết các bài học, chiến lược được cung cấp trong đó và truyền lại cho người khác theo cách của riêng bạn. Ngoài ra, cố gắng tiết kiệm tiền để tham dự một khóa đào tạo được nhiều người thành công tìm đến. Ví dụ, Warren Buffett từng tham dự khóa học nói trước công chúng của Dale Carnegie. Điều đó giúp bạn không chỉ có được kiến ​​thức, mà còn tìm ra những người bạn cùng chí hướng. 4. Khoản thứ tư: du lịch – đặc biệt là ở nước ngoài Hãy cho phép bản thân đi du lịch ít nhất một lần trong năm. Du lịch sẽ tặng bạn thêm trải nghiệm. Sau một vài năm, đến nhiều quốc gia, gặp nhiều người, quan điểm về cuộc sống sẽ thay đổi đa chiều và giúp bạn trưởng thành hơn. Cũng nhờ vậy, mà có thể liên tục nạp năng lượng cũng như mài giũa cho bản thân. 5. Khoản thứ năm: đầu tư Liên tục cố gắng gửi tiền tiết kiệm hằng tháng vào tài khoản ngân hàng. Sử dụng số tiền này cho vốn khởi nghiệp ban đầu – chẳng hạn như một doanh nghiệp nhỏ. Nếu có phá sản thì cũng chỉ mất đi ít tiền. Sau một vài năm, bạn có thể bắt đầu tiết kiệm cho mục đích lâu dài. Nó sẽ là khoản tiền đề phòng khi có khó khăn xảy đến và đảm bảo sự ổn định trong chất lượng cuộc sống của bạn. – Ngay cả khi thu nhập hằng tháng của bạn tăng lên, vẫn phải tiếp tục làm việc chăm chỉ. Bạn nên cố gắng tìm một công việc bán thời gian, tốt nhất là bán hàng. Bán hàng là một thử thách, nhưng nó là một kỹ năng quan trọng để cải thiện cuộc sống. Bạn sẽ có khả năng đàm phán thành công trong các cuộc thương thảo cũng như gặp được người có giá trị vô cùng quý giá với bạn ví dụ như một nhà đầu tư nào đó hay đối tác làm ăn tin cậy. – Luôn cố gắng thể hiện giá trị của bạn và trở thành người làm việc hiệu quả. Mở rộng mạng lưới giao tiếp. Tăng giá trị của mình bằng cách đầu tư vào chính bản thân. Khi bạn trở nên tuyệt vời hơn, mọi người sẽ bắt đầu chú ý và thu nhập cũng sẽ tăng lên, từ đó tạo ra được một khoản tiền tiết kiệm dành cho việc mua nhà, xe hơi và giáo dục chất lượng cao cho con cái. Luôn đầu tư vào học tập, kỹ năng mềm, đi du lịch, tìm trải nghiệm và phấn đấu vì tương lai. Biết đâu bất ngờ, sau vài năm đi làm, bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu và có cơ hội tham gia các dự án lớn hơn. Lời khuyên về nghệ thuật sống – Có một câu nói nổi tiếng của trường Harvard: Tương lai của một người được quyết định bằng cách họ dành thời gian rảnh của mình từ 10g tối đến 12g đêm. Sử dụng khung giờ này để tìm tòi, suy nghĩ, rút kinh nghiệm cho bản thân và tham gia vào các cuộc nói chuyện có mục đích gây dựng sự nghiệp. Nếu bạn kiên trì những hoạt động này, thành công sẽ đến gõ cửa vào một ngày không xa. – Không phải lo lắng về nghèo khó và những vấp ngã khi còn trẻ. Bạn vẫn còn thời gian để đầu tư vào chính mình, nâng cao sự khôn ngoan và tầm vóc cao hơn người khác. Cố gắng tích lũy kinh nghiệm để có thể phân biệt giữa những gì là quan trọng và đáng để đầu tư. Muốn thoát nghèo, trước tiên các bạn trẻ nên suy nghĩ kỹ về mức độ cần thiết cho một khoản chi để tránh những tiếc nuối sau khi “vung tiền quá trán” mà không đem lại lợi ích cho bản thân. – Không chi tiêu quá nhiều vào quần áo, giày dép hoặc vật chất xa hoa. Bạn có thể mua nhiều thứ yêu thích khi trở nên giàu có. Nhưng, hãy dành ra một khoản tiền nhỏ và mua quà cho những người thân yêu của bạn. Giải thích cho họ lý do tại sao bạn phải tiết kiệm và nói về mục tiêu, ước mơ và kế hoạch đầu tư trong tương lai. – Khi bạn nghèo, hãy cứ đối xử tốt với người khác. Đừng chờ đền ơn. Còn khi giàu có, đừng khoe khoang. Mọi chi tiêu lúc ấy, hãy coi nó là một bí mật. – Khi công việc đã ổn định, hãy theo đuổi ước mơ của bạn. Đã đến lúc tự sải đôi cánh và nắm lấy mơ ước của mình rồi! Có thể sử dụng số tiền còn lại để thực hiện những dự định ấp ủ từ lâu. Hãy chắc chắn rằng bạn sống một cuộc sống thật đặc biệt và không phải là bản sao của bất cứ ai! – Đừng sống trong những sai lầm trong quá khứ. Không nên buồn phiền hay cứ đắm chìm mãi trong một quyết định sai hoặc tình huống đáng tiếc nào xảy đến mà chúng ta không thể thay đổi được. Mọi người đều phải mắc lỗi, điều quan trọng là những gì chúng ta học được từ những sai lầm. Khi bạn bỏ lỡ cơ hội, đừng băn khoăn – không phải mọi cơ hội đều dành cho bạn. – Khả năng mỉm cười khi bạn bị hiểu lầm là rất hiếm – nhưng đó lại là dấu hiệu của một sự giáo dục tốt. Khi bị một ai đó đổ lỗi hay phân biệt đối xử, bạn mỉm cười bình tĩnh, đó là dấu hiệu của sự rộng lượng. Nếu bị lợi dụng và bạn mỉm cười, đó là dấu hiệu của sự cởi mở. Luôn nở nụ cười trước mọi khó khăn, thách thức sẽ giúp bạn trở nên lạc quan hơn và dễ dàng cân bằng mọi chuyện, dù cho nó là chuyện bất ngờ. (Theo TTVN)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Làm Đẹp Vùng Kín SHILA

Những tư thế quan hệ bằng miệng nóng bỏng như màn dạo đầu -better feelings,better living