NGƯỜI BIẾT ĐỦ LÀ NGƯỜI GIÀU CÓ NHẤT

Nhu cầu thật sự của con người là hạnh phúc, không phải là thỏa mãn dục vọng. Nhưng ta lầm nhận thức tưởng rằng hạnh phúc của ta là khi dục vọng được thỏa mãn, mà tham dục không hề có điểm dừng, không bao giờ thỏa mãn được tham dục, và chính gánh nặng tham dục không giới hạn đã tạo ra biết bao phiền não khổ đau cho 1 đời người. Cuộc đời mong manh ngắn ngủi, vô thường, niềm vui có được không bao nhiêu nhưng nỗi lo lắng, thất vọng, khổ đau chi phối cả cuộc đời. Càng nhiều tham muốn, dục vọng thì càng nhiều phiền não khổ đau. Chỉ đến khi nhắm mắt xuôi tay trở về cát bụi mới hay những gì đã trải qua như giấc mộng vô thường. Vậy nhưng ai cũng bỏ thời gian, công sức, có khi cả cuộc đời lao tâm khổ trí làm vô số chuyện: tốt có, xấu có; hay có, dở có; thiện có, ác có, tạo ra duyên nghiệp buộc ràng cho mình và cho người khác, làm nên những vòng xoáy cuộc đời nhấn chìm an lạc, hạnh phúc mà lẽ ra ta có được. Nhiều khi tham muốn, khát vọng chưa thỏa mãn thì đã lìa bỏ cuộc đời, bởi đời sống vẫn vô thường, điều không ai biết trước. “Người không biết đủ giống như con rắn muốn nuốt cả con voi”, nuốt không được cũng lại không muốn nhả ra. Trong cuộc sống, ta thường bắt gặp rất nhiều người bị “danh và lợi” thắt chặt. Họ mãi truy đuổi, một khắc cũng không dừng, có thứ này lại muốn thứ khác, có rồi lại muốn cái hơn thế nữa. Thực tế là trí lực của 1 con người luôn không thể thỏa mãn được dục vọng của chính con người ấy. Nếu một mực cưỡng cầu thì nhất định sẽ sinh ra phiền não. Con người sống truy cầu danh lợi vốn là để được hạnh phúc, vui vẻ, nhưng rất nhiều người vì truy cầu không được lại đánh mất niềm vui, niềm hạnh phúc vốn có của mình. Đây đúng là cái vòng luẩn quẩn của đời người. Có người biện hộ rằng: “Tôi cũng không muốn liều mạng, quả thật không cần quá nhiều vật chất và hưởng lạc, nhưng danh lợi là thể hiện của sự thành công. Cho nên, buông bỏ là không có chí tiến thủ, không thể buông xuống được.” Bởi, danh lợi có phần mang đến vinh quang cho con người, tự nhiên có lực hấp dẫn rất mạnh mẽ. Tuy nhiên thành công và danh lợi lại không nhất định là ngang hàng với nhau. Một người quá mức truy cầu danh lợi sẽ khiến tâm không còn tĩnh tại, dễ làm nhiều việc không nên. Xưa nay, có bao nhiêu người cả đời lao tâm lao lực, đến lúc vinh hoa phú quý, công thành danh toại tưởng rằng như thế là hạnh phúc, khoái hoạt. Nhưng quay đầu lại nhìn thì hóa ra, hạnh phúc lại không phải ở nơi ấy… Người như vậy ở nơi nào cũng có, họ rốt cuộc cuối cùng là thành công hay thất bại? Người biết đủ thường hạnh phúc, an vui. Người biết đủ sẽ không chọn cách sống như vậy, họ cự tuyệt cách sống “chui đầu vào cái giỏ danh lợi”, bởi vì họ biết sẽ bị “danh lợi” làm khổ cả đời. “Danh lợi” tuy rằng ở một mức độ nào đó sẽ khiến con người khoái hoạt hạnh phúc nhưng dục vọng “danh lợi” mãi cứ giãn nở ra vô hạn thì chỉ có thể làm cho người ta thống khổ mà thôi. Cho nên: “Thấy đủ thường vui!”. Một người biết đủ ở phương diện công danh lợi lộc có thể không thành công như người khác nhìn vào nhưng hẳn là sẽ vui vẻ, hạnh phúc. “Biết đủ” chính là cách nắm giữ hạnh phúc trong tay. Người ta nói rằng “vui vẻ” là nguyên tố không thể thiếu của mỗi người. “Đừng khóc vì không có giày đi bởi vì có người còn không có chân để đứng!” Cho nên: “Biết đủ thì người nghèo khổ cũng vui, không biết đủ thì người giàu sang cũng u buồn”. Ở vào cùng một tình cảnh, ta chỉ cần thay đổi góc nhìn, thay đổi cái tâm của mình thì tình cảnh cũng tự nhiên thay đổi, cải biến theo chiều hướng tốt. Ta đến thế gian này hẳn đều có cảm giác bản thân mang theo sứ mệnh nào đó. Nên là Sống để Làm Việc, đừng nên Làm Việc để Sống. Có tâm biết đủ là quý trọng những gì có ở hiện tại. Đừng nên nghĩ mình thiếu những gì, mà nên nghĩ nhiều về những thứ mình đã có. Nếu không quý trọng, thì những thứ đang có hiện tại cũng rời bỏ ta mà đi. Cách tránh được tai họa chính là coi trọng phúc phận mình đang có. Ví như sinh mệnh và sức khỏe là tài phú lớn nhất của mỗi người nhưng mọi người lại thường xem nhẹ, đến lúc sắp mất đi rồi mới thấy hối tiếc thì đã muộn. Vì sao ta cần biết đủ? “Biết đủ” khiến con người bình tĩnh hơn, an tường, lạc quan và siêu thoát hơn. Ngược lại, không biết đủ sẽ khiến con người rối loạn. Người biết đủ sẽ phân biệt được rõ điều gì nên làm thì làm, điều gì không nên làm thì dừng lại. Sự khác biệt giữa họ chính là hạn độ. Hạn độ chính là sự đúng mực, là trí tuệ, là một loại trình độ. Người biết đủ luôn có một hạn độ nên họ không dễ phạm phải lỗi lầm và đánh mất lương tâm. “Biết đủ” là một loại cảnh giới. Người biết đủ sẽ luôn mỉm cười đối mặt với cuộc sống. Trong mắt của người biết đủ sẽ không có điều gì là không thể giải quyết được trên thế gian này. Bởi vì họ sẽ luôn vì chính Bản Thân Mình mà tìm kiếm một cách giải quyết phù hợp nhất, tốt đẹp nhất. “Biết đủ” là một loại rộng lượng. Lòng dạ rộng lượng có thể dung nạp được thiên hạ, cho nên người biết đủ, mọi sự tranh giành và đòi hỏi quá mức sẽ là không cần thiết. Cũng chính bởi vì thế mà tâm lý của người biết đủ luôn có sự cân bằng, họ luôn thấy thỏa mãn và giàu có. “Biết đủ” còn là một loại khoan dung. Khoan dung đối với người khác, khoan dung đối với xã hội, khoan dung chính mình, như vậy mới có được một không gian sinh tồn bao la và rộng lớn. Tuổi thọ, cũng chỉ nên vừa đủ Con người luôn mong được trường thọ, luôn chúc nhau “vạn thọ vô cương”, thế nhưng rất ít người sống thọ được đến trăm tuổi. Khi bước đến đoạn cuối của cuộc đời, bình thản nhìn lại những chuyện đã qua trong đời, trong lòng sẽ đầy những cảm kích, cảm giác thỏa mãn bởi những gì cuộc đời đã mang lại cho mình. Đủ rồi, ông trời đối với ta không bạc, sống cuộc đời này như vậy là không uổng phí rồi, ta nên đi thôi. Kết “Người biết “đủ” sẽ biết tiến biết lui, cho và nhận sòng phẳng, hưởng niềm vui sống, xem nhẹ cái chết, tiêu diêu tự tại, khiến người khác phải ghen tị. Người biết “đủ” đối với người thì hành thiện, đối với đời thì có ích, tấm lòng ngay thẳng, hài lòng với những gì mình có, khiến người khác ngưỡng mộ.” ST

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Làm Đẹp Vùng Kín SHILA

Những tư thế quan hệ bằng miệng nóng bỏng như màn dạo đầu -better feelings,better living